MỤN ĐỂ LÂU KHÔNG NẶN CÓ THÀNH NỐT RUỒI KHÔNG ?
Mụn và nốt ruồi là hai tình trạng da thường gặp nhưng lại dễ bị nhầm lẫn. Nhiều người lo lắng rằng nếu để mụn lâu mà không nặn, nó có thể biến thành nốt ruồi. Tuy nhiên, thực tế ra sao? Bài viết này sẽ giúp phân biệt mụn và nốt ruồi, giải đáp thắc mắc về việc mụn có thể trở thành nốt ruồi hay không khi không được nặn và cung cấp các cách xử lý mụn đầu đen một cách hiệu quả.
Phân biệt mụn và nốt ruồi
Trước khi xác định liệu mụn để lâu không nặn có thể biến thành nốt ruồi hay không, cần hiểu rõ sự khác biệt giữa mụn và nốt ruồi, vì đây là hai tình trạng da hoàn toàn riêng biệt.
Mụn là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Mụn hình thành khi các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết dầu thừa kết hợp với bụi bẩn và tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi đó, vi khuẩn C. acnes phát triển mạnh, gây viêm và hình thành mụn.
Có nhiều loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm và mụn nang, thường xuất hiện ở các vùng da nhiều dầu như mặt, lưng, cổ và vai. Nguyên nhân chính gây mụn là do thay đổi nội tiết, chế độ ăn uống, căng thẳng và thói quen chăm sóc da không đúng cách.
Nốt ruồi, ngược lại, là những đốm sắc tố được tạo thành bởi sự tích tụ của các tế bào sắc tố da (melanocyte). Chúng có thể có màu nâu, đen hoặc hồng và xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Nốt ruồi thường có hình tròn hoặc bầu dục và không gây đau hay sưng. Khác với mụn, nốt ruồi thường xuất hiện từ nhỏ và thay đổi theo thời gian về hình dạng, màu sắc và số lượng. Đôi khi còn có lông mọc trên nốt ruồi. Nốt ruồi không thể thay đổi hay tự biến mất được.
2. Khi để lâu không nặn mụn có thành nốt ruồi không?
Dựa trên sự khác biệt về bản chất và cơ chế hình thành, mụn để lâu không nặn không thể biến thành nốt ruồi. Bởi mụn thường là kết quả của sự tắc nghẽn tế bào da chết, vi khuẩn tại nang lông chứ không phải sự phân bố không đồng đều của tế bào trong da như nốt ruồi.
Sở dĩ nhiều người lầm tưởng mụn (đặc biệt là mụn đầu đen) có thể phát triển thành nốt ruồi là do chúng có màu sắc khá tương đồng. Theo đó, mụn đầu đen lâu ngày không được loại bỏ sẽ tích tụ trong các chân lông, hình thành những nốt màu đen nhạt, hình dáng gần giống nốt ruồi.
Lưu ý khi kiểm tra nốt ruồi trên da
Phần lớn nốt ruồi xuất hiện trên da đều thuộc dạng lành tính. Chúng hầu như không gây nguy hiểm mà chỉ làm mất thẩm mỹ. Tuy vậy bạn vẫn nên chú ý kiểm tra nếu các nốt ruồi xuất hiện sau tuổi 30, có màu sắc và hình dáng khác lạ.
Ngoài ra nếu nhận thấy cảm giác ngứa rát nốt ruồi, kích thước nốt ruồi có xu hướng lớn dần, bị rỉ máu, hoặc nốt ruồi chứa dịch hay đóng vảy, bạn hãy đi khám da liễu càng sớm càng tốt.
Hàng ngày, bạn nên soi gương quan sát phát hiện sớm các nốt ruồi bất thường. Đặc biệt là những vùng da hay tiếp xúc với ánh nắng như da mặt, da tay, chân, vùng lưng, vùng ngực.
Những nốt ruồi biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm có thể nhận biết thông qua màu sắc, kích thước, đường viền,... cụ thể như:
- Nốt ruồi không có sự đồng nhất: Mỗi nửa của nốt ruồi là một màu, hơi khác biệt so với nửa còn lại.
- Đường viền: Bị mờ, không rõ nét và đồng đều như nốt ruồi bình thường.
- Màu sắc: Trên cùng một nốt ruồi, màu sắc không có sự đồng nhất. Chúng có thể trong suốt hoặc pha trộn giữa nhiều màu sắc như nâu, đen, xanh, đỏ.
- Kích thước: Tương đối lớn (đường kính có xu hướng lớn hơn đầu cục tẩy của chiếc bút chì).
- Tương quan so với bề mặt da: Nổi lên khỏi bề mặt da, hoặc biến đổi sau một thời gian.
Việc kiểm tra, tầm soát thường xuyên khi nhận thấy sự xuất hiện của nốt ruồi trên da sẽ giúp bạn phát triển sớm bệnh lý nguy hiểm. Như vậy, hiệu quả điều trị sau này cũng được cải thiện hơn.
3. Các phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến
Bắn laser, đốt điện và tiểu phẫu là 3 phương pháp loại bỏ nốt ruồi phổ biến nhất. Từng phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định dựa theo loại nốt ruồi, tình trạng sức khỏe của mỗi người.
- Bắn laser: Ưu điểm phương pháp này là hầu như không để lại sẹo, an toàn. Để loại bỏ nốt ruồi, bác sĩ cần sử dụng máy laser chuyên dụng chiếu trực tiếp vào nốt ruồi. Dưới tác động của tia laser, tế bào sắc tố tại lớp thượng bì dần bị loại bỏ. Kỹ thuật bắn laser có thể loại bỏ cả phần sắc tố len lỏi sâu trong da.
- Đốt điện: Phương pháp điều trị giúp phá hủy phần mô của nốt ruồi, nhưng dễ ảnh hưởng đến phần da xung quanh. Tuy nhiên một số công nghệ tiên tiến mới được ứng dụng như đốt điện bằng sóng RF, tia Plasma không gây đau, giúp vết thương nhanh lành và giảm khả năng để lại sẹo.
- Tiểu phẫu: Áp dụng khi cần loại bỏ những nốt ruồi có kích thước lớn, nổi lên hoặc ăn sâu xuống dưới bề mặt da. Phụ thuộc theo tính chất (nốt ruồi lành tính hay ác tính), bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu loại bỏ nốt ruồi, kết hợp thêm phác đồ điều trị chuyên sâu khác nếu cần thiết.
Theo dõi website Mint Beauty Center để nắm thêm được nhiều thông tin sức khỏe, kiến thức dinh dưỡng, làm đẹp để chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch kiểm tra, thăm khám tại Mint Beauty Center Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0908275658 hoặc đặt lịch trực tiếp trên website